Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

Một học viên Pháp Luân Công kiên định tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2015 tổ chức tại TQ

Theo tờ The Guardian, bất chấp những đe dọa và sách nhiễu mà chính quyền cộng sản Trung Quốc đang cố tình tạo áp lực đối với người cha tại quê nhà ở tỉnh Hồ Nam, nữ diễn viên Anastasia Lin – người đã chiến thắng trong cuộc thi Hoa hậu Thế giới Canada 2015 – vẫn tiếp tục kiên định với niềm tin tín ngưỡng của mình và quyết tâm trở thành ứng viên đại diện cho Canada tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2015, được tổ chức vào cuối năm nay ở Trung Quốc.

Cô Anastasia Lin (25 tuổi), công dân Canada gốc Hoa, là một nhà hoạt động nhân quyền ủng hộ sự tự do tín ngưỡng và là người đại diện cất lên “Tiếng nói thay cho những người không thể nói.” Ngoài ra, cô còn là một nghệ sĩ đàn piano tài năng, một nhà thư pháp.
Với văn bằng cử nhân ngành sân khấu, có tham gia chuyên ngành khoa học lịch sử và chính trị tại Đại học Toronto, cô Lin đã xây dựng sự nghiệp diễn xuất trong những bộ phim phơi bày các vấn đề nhân quyền tại quê hương Trung Quốc của cô.
Hoa hậu Thế giới Canada Anastasia Lin thể hiện tài năng chơi đàn piano. (Nguồn: Facebook)
Trong số nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình mà cô tham gia, cô Lin từng đóng vai chính trong bộ phim mang tựa đề “Red Lotus” (tạm dịch: Hoa sen đỏ), nói về một nữ học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị bắt giam bất hợp pháp vì niềm tin tín ngưỡng của mình.
Năm nay, cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2015 sẽ được tổ chức tại quê hương cô, nơi mà chính quyền đang quấy rối, sách nhiễu gia đình cô, đồng thời trực tiếp đe dọa bản thân cô chỉ bởi vì cô là một học viên Pháp Luân Công. Có thể tìm hiểu thêm Pháp Luân Công tại danviet.vn.
Tờ The Guardian cho biết hàng chục triệu người tại Trung Quốc đang theo tập Pháp Luân Công, môn tu luyện gồm những bài giảng về đạo đức theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn cùng các bài tập khí công và thiền định nhẹ nhàng.
Pháp Luân Công đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc vu khống là “tà giáo” và bị cấm vào năm 1999, sau một cuộc thỉnh nguyện ôn hòa và tĩnh lặng của hàng ngàn học viên Pháp Luân Công tại Trung Nam Hải, trụ sở của Đảng Cộng sản Trung quốc, để đề nghị chính quyền trả tự do cho những người tập Pháp Luân Công ở thành phố Thiên Tân bị bắt một cách bất hợp pháp.
Cảnh sát Trung Quốc dùng bạo lực bắt giữ các học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hòa tại Quảng trường Thiên An Môn trong năm 2000-2001 (Nguồn: Minghui.org)
Tờ báo dẫn nguồn tin từ các nhà hoạt động nhân quyền cho biết hàng ngàn học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ và bị sát hại trong các trại cưỡng bức lao động tại Trung Quốc. Cụ thể, theo báo cáo, gần 4.000 học viên đã tử vong, mặc dù các nhà nghiên cứu nhân quyền tin rằng trên thực tế con số này còn cao hơn rất nhiều.
Văn phòng báo chí chính thức đại diện cho Pháp Luân Công, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Công, ước tính có hàng triệu học viên đã bị giam giữ trong các bệnh viện tâm thần, các trại lao động cưỡng bức, và các nhà giam mà không qua xét xử kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999.
Các học viên Pháp Luân Công bị hủy hoại thân thể bằng việc bị đánh đập tàn nhẫn, tra tấn, ngược đãi và bị mổ cướp nội tạng khi họ vẫn còn sống. Cảnh sát được khuyến khích tra tấn các học viên Pháp Luân Công bằng cách được phép coi những cái chết do bị tra tấn là tự tử, thiêu xác mà không cần xác định danh tính. Việc thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn đang sống được thực hiện một cách bí mật, giữa bệnh viện, quân đội và nhà tù.
Sau khi đăng quang tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới Canada 2015, cô Anastasia Lin đã công khai niềm tin tín ngưỡng của cô với phóng viên tờ The Guardian. Cô hy vọng rằng điều này sẽ giúp ngăn chặn cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc và mang lại tiếng nói cho những người dân Trung Quốc khác – những người đang bị bức hại vì niềm tin tín ngưỡng của họ.
Cô Lin cho biết,
“Nếu tôi không làm thế, cuộc đàn áp sẽ không bao giờ dừng lại.”Ngoài việc công khai mình là một học viên Pháp Luân Công, cô Lin cũng đồng thời lên tiếng bênh vực thẳng thắn cho những nhóm tôn giáo thiểu số khác bị đàn áp tại Trung Quốc, bao gồm những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, các Phật tử Tây Tạng và những tín đồ Thiên Chúa giáo.
Chính vì vậy, cô Lin tố cáo rằng Bộ An ninh quốc gia của chính quyền cộng sản Trung Quốc đã cố gắng tìm cách bịt miệng cô bằng việc đe dọa cha cô, một người đang sống tại tỉnh Hồ Nam và không có bất cứ liên hệ gì với Pháp Luân Công hoặc các tôn giáo khác.
Hồi tháng Năm vừa qua, vài ngày sau khi cô Lin đoạt vương miện Hoa hậu Thế giới Canada 2015, cha cô đã yêu cầu cô ngừng tất cả các hoạt động về nhân quyền và cho biết cảnh sát đã gây áp lực buộc ông phải làm vậy, dù trước đó ông rất hạnh phúc và tự hào về chiến thắng của cô. Trước đó, cô đã nhấn mạnh về công việc hoạt động nhân quyền trong đoạn video giới thiệu bản thân và bài phát biểu tại cuộc thi.
Cô nhận được tin nhắn từ cha cô nói rằng lực lượng an ninh của chính quyền Trung Quốc đe dọa sẽ xử lý ông bằng cách chỉ trích theo hình thức “Cách mạng văn hóa”, một hình thức tàn nhẫn ép buộc cha không nhận con và con tố cáo cha. Cô cho biết cha cô đã rất sợ hãi và ông nói rằng, “Con phải ngưng ngay những gì con đang làm, nếu không thì chúng ta chỉ còn cách là đường ai nấy đi.”
Cô nói với phóng viên tờ The Guardian rằng khi cô hỏi ông chi tiết về cuộc gặp giữa lực lượng an ninh của chính quyền và ông thì cha cô chỉ cầu xin cô hãy để ông được sống yên ổn bằng cách đừng đề cập đến những vấn đề vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc nữa. Cũng từ lúc đó trở đi, công ăn việc làm của cha cô cũng chịu nhiều tổn thất. Cô cho biết, “Bây giờ mọi người quá sợ khi dính líu đến ông.”
Cô cũng nói thêm rằng hiện giờ cô không rõ liệu các điệp vụ Trung Quốc còn đến tìm cha cô hay không, bởi ông từ chối nói về việc này trong những cuộc trao đổi ngắn với cô qua điện thoại. Cô cho biết, “Giờ đây, ông luôn đề cập đến việc Chủ tịch Trung Quốc ‘vĩ đại’ như thế nào. Tôi cho rằng điện thoại của ông đã bị theo dõi và nghe lén.”
Tờ Guardian dẫn lời bà Sophie Richardson, Giám đốc phụ trách về Trung Quốc của tổ chức quan sát nhân quyền Human Rights Watch, nói rằng trường hợp của cô Lin là một ví dụ điển hình quen thuộc về cách mà chính quyền của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình luôn sử dụng để đe dọa những Hoa kiều có người thân sinh sống tại quê hương. Bà Richardson nêu rõ, “Bố mẹ và anh chị em của những nhà hoạt động người Trung Quốc đôi khi bị truy tố vì những cáo buộc sai lầm, trong khi một số người khác chỉ đơn giản là biến mất. Đó là một hình thức tra tấn về mặt tâm lý.”
Bà Richardson cho biết thêm rằng,
“Chính quyền Trung Quốc ngày càng trở nên hoang tưởng và độc tài kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2013.”
Không chỉ gặp nhiều áp lực từ phía gia đình tại Trung Quốc, mà cô Lin còn cảm thấy bị tẩy chay bởi các cộng đồng người Hoa ở Canada, mặc dù cô đã giành chiến thắng tại cuộc thi sắc đẹp ở Canada và được chính phủ Canada ủng hộ mạnh mẽ. Cô cho biết rằng cô không được mời tham dự các sự kiện mà những người đứng đầu các cộng đồng này có quan hệ chặt chẽ với Lãnh sự và Đại sứ quán Trung Quốc. Ngoài ra, cô còn đang bị Lãnh sự quán Trung Quốc tại Canada theo dõi khi tham dự những sự kiện cộng đồng mà cô được mời.
Khi công khai bước ra với tư cách là một học viên Pháp Luân Công, cô Lin đã trở thành một học viên nổi tiếng nhất của môn tập này tại Tây bán cầu. Cô nói rằng, “Đây không phải là một tôn giáo có tổ chức. Những bài giảng đạo đức, được Sư Phụ Lý Hồng Chí sáng lập và phổ truyền vào năm 1992, là để giúp con người tìm về với bản nguyên chân thật của mình. Và đây là điều mà tôi đang cố gắng thực hiện bằng cách cất tiếng nói cho sự thật. Nếu tôi không làm thế, cuộc đàn áp sẽ không bao giờ dừng lại.”
Hoa hậu Thế giới Canada 2015 Anastasia Lin, ứng viên đại diện Canada tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2015 tổ chức tại Trung Quốc vào cuối năm nay. (Nguồn: Facebook)
Đến nay, vẫn chưa có gì chắn chắn rằng Trung Quốc sẽ để cô Lin tham gia chung kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới tổ chức tại thành phố Tam Á, đảo Hải Nam, vì những năm gần đây, nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị từ chối nhập cảnh vào nước này.

Dù vậy, cô Lin khẳng định rằng, “Mục tiêu của tôi không phải là để đặt khẩu hiệu kêu gọi chống Trung Quốc trên sân khấu. Trên tất cả mọi thứ thì đây là một cuộc thi sắc đẹp. Tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng sự hiện diện đơn độc của tôi tại đất nước này sẽ đem đến hy vọng cho mọi người. Chính quyền Trung Quốc sẽ thể hiện rằng họ xứng đáng trở thành nước đăng cai Thế vận hội Mùa đông 2022 bằng cách để tôi được vào Trung Quốc một cách tự do.”

Từ khóa: Phap Luan Cong. Có thể tìm hiểu thêm Phap Luan Cong tại danviet.vn.